Giới thiệu chung về cảm biến và cảm biến công nghiệp

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường sử dụng các loại cảm biến trong nhiều ứng dụng khác nhau như bộ cảm biến hồng ngoại được sử dụng để điều khiển truyền hình từ xa, cảm biến hồng ngoại thụ động được sử dụng cho hệ thống cửa tự động mở của trung tâm mua sắm và cảm biến LDR dùng cho chiếu sáng ngoài trời, hoặc hệ thống chiếu sáng đường phố tự bật tắt, v.v … Tuy nhiên, cảm biến là gì? Có bao nhiêu loại cảm biến? Và những ứng dụng của nó trong đời sống như thế nào? thì không mấy ai biết rõ. Vì vậy, trong bài này linh kiện điện tử Tiến Thành sẽ thảo luận về một vài loại cảm biến thường dùng cho hệ cơ điện của các công trình xây dựng và các ứng dụng của chúng một cách tổng quát ngắn gọn để các bạn có được cái nhìn tổng quan về loại linh kiện điện tử khá phổ biến này.

Cảm biến là gì?

Có rất nhiều khái niệm cảm biến trên các trang mạng xã hội. Về cơ bản chúng đều giống nhau, chỉ có cách viết khác nhau mà thôi. Sau đây tôi sẽ dẫn một vài khái niệm mà tôi thu thập được trên các trang mạng xã hội trước đã nhé!

Khái niệm 1:

Cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay quá trình vật lý hay hóa học ở môi trường cần khảo sát, và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó.

Thông tin được xử lý để rút ra tham số định tính hoặc định lượng của môi trường, phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay dân sinh và gọi ngắn gọn là đo đạc, phục vụ trong truyền và xử lý thông tin, hay trong điều khiển các quá trình khác.

Khái niệm 2:

Cảm biến là một thiết bị phát hiện sự thay đổi về điện, vật lý hoặc hóa học và qua đó tạo ra một tín hiệu như một sự thừa nhận sự thay đổi về lượng được gọi là một cảm biến (Sensor). Nói chung, đầu ra cảm biến này sẽ ở dạng tín hiệu điện hoặc quang.

Khái niệm 3:

Cảm biến là thiết bị dùng để cảm nhận biến đổi các đại lượng vật lý và các đại lượng không có tính chất điện cần đo thành các đại lượng có thể đo và xử lý được.

Còn với cửa hàng linh kiện điện tử Tiến Thành

Tiến Thành định nghĩa cảm biến như sau:

Cảm biến là thiết bị điện tử được cấu thành từ các linh kiện điện tử, dùng để cảm nhận những trạng thái ở môi trường cần khảo sát, và biến đổi thành tín hiệu điện tử để thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó. Từ đó có thể điều khiển các thiết bị điện một cách chính xác và tự động hóa.

Phân loại cảm biến

Tùy theo các đặc trưng phân loại, cảm biến có thể được chia thành nhiều loại khác nhau.

Phân loại cảm biến theo nguyên lý chuyển đổi giữa đáp ứng và kích thích

Có 3 loại cảm biến:

Cảm biến vật lý: Sóng điện từ, ánh sáng, tử ngoại, tia X, tia gamma, hạt bức xạ, nhiệt độ, áp suất, âm thanh, rung động, khoảng cách, chuyển động, gia tốc, từ trường,…

Cảm biến hóa học: độ ẩm, độ PH, hợp chất đặc hiệu, …

Cảm biến sinh học: biến đổi sinh hóa, biến đổi vật lý, hiệu ứng trên cơ thể sống,..

Phân loại cảm biến theo dạng kích thích

Có 7 loại cảm biến:

Cảm biến âm thanh: Biên pha, phân cực – Phổ – Tốc độ truyền sóng

Cảm biến từ: Từ trường (biên, pha, phân cực, phổ) – Từ thông, cường độ từ trường – Độ từ thẩm

Cảm biến điện: Điện tích, dòng điện – Điện thế, điện áp – Điện trường (biên, pha, phân cực, phổ) – Điện dẫn, hằng số điện môi …

Cảm biến quang: Biên, pha, phân cực, phổ – Tốc độ truyền – Hệ số phát xạ, khúc xạ – Hệ số hấp thụ, hệ số bức xạ

Cảm biến cơ: Vị trí – Lực, áp suất – Gia tốc, vận tốc – Ứng suất, độ cứng – Mô men – Khối lượng, tỉ trọng – Vận tốc chất lưu, độ nhớt

Cảm biến nhiệt: Nhiệt độ – Thông lượng – Nhiệt dung, tỉ nhiệt

Cảm biến bức xạ: Năng lượng – Cường độ …

Phân loại theo tính năng của bộ cảm biến

Độ nhạy – Độ chính xác – Độ phân giải – Độ chọn lọc – Độ tuyến tính – Công suất tiêu thụ – Dải tần

Khả năng quá tải – Tốc độ đáp ứng – Độ ổn định – Tuổi thọ – Điều kiện môi trường – Kích thước, trọng lượng- Độ trễ

Phân loại cảm biến theo phạm vi sử dụng

Có:

+ Cảm biến dùng trong công nghiệp

+ Cảm biến dùng cho nghiên cứu khoa học

+ Cảm biến dùng cho môi trường, khí tượng

+ Cảm biến dùng cho thông tin, viễn thông

+ Cảm biến dùng cho nông nghiệp

+ Cảm biến dùng cho dân dụng

+ Cảm biến dùng cho giao thông

+ Cảm biến dùng cho vũ trụ

+ Cảm biến dùng cho quân sự

Cấu tạo của cảm biến

Đây là điều mà các bạn học sửa chữa điện tử công nghiệp tại Đà Nẵng cực kỳ quan tâm. Vì để sửa được điện tử công nghiệp thì các bạn cần nắm rõ cấu tạo của các máy móc và các linh kiện điện tử cấu thành máy móc đó, có như vậy mới biết máy bị hư gì và sửa như thế nào.

Cảm biến được cấu tạo từ 4 thành phần chính:

+ Thành phần đầu tiên đó chính là thành phần chuyển đổi, các cơ cấu đo điện hay các sơ đồ về mạch trung gian hoặc những loại mạch trung gian khác hoặc là mạch lưu chỉnh. Nó vẫn còn là một thành phần tương đối quan trọng nữa đó chính là cảm biến xenxi- đây chính là một thành phần dùng trong đo lường các hệ bám sát các gõ quay, và sau đó sẽ truyền các lệnh làm cho các góc quay ở cự ly xa mà chúng ta không thể thực hiện được bằng cơ khí.

+ Thành phần thứ hai cũng quan trọng không kém đó chính là con quay có ba bậc tự do và con quay hai bậc. Hai thành phần này có tác dụng trong việc đo đạc các sai lệch gốc hay là các tốc độ hóc trong một hệ thống ổn định.

+ Thành phần thứ ba đó chính là biến áp quay và nó có tác dụng chính là chuyển đổi điện áp từ những cuộn sơ cấp thành tín hiệu điện bên thứ cấp tương ứng với chúng.

+ Thành phần thứ tư đó chính là cảm biến tốc độ. Bộ phận này có đĩa mã được khắc vạch và ánh sáng sẽ đi qua, ở phía sau của đĩa này được đặt phototransistor và chịu được tác dụng của nguồn sáng.

Ứng dụng của cảm biến

Thiết bị cảm ứng là một sản phẩm công nghệ tiên tiến được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: trong sinh hoạt, trong kinh doanh thương mại, trong bảo mật, trong vận tải hàng không,…

Cảm biến là thiết bị có thể nhận biết được vật ở cự li nhất định theo lập trình của nó mà không phải chạm vào vật.

Chúng ta có rất nhiều loại cảm biến như: cảm biến nhiệt, cảm biến không khí, cảm biến âm thanh, cảm biến màu sắc, cảm biến tần số, cảm biến từ trường… Mỗi loại cảm biến có những ứng dụng khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về các loại cảm biến này và ứng dụng của nó trong một bài viết gần đây nhé. Còn bây giờ cửa hàng linh kiện điện tử Tiến Thành chỉ nói về các ứng dụng chung chung của cảm biến thôi nhé!

Sau đây là một số ứng dụng phổ biến của cảm biến:

+ Trong sinh hoạt thiết bị cảm biến chúng ta thường thấy là như cảm biến âm thanh ( vỗ tay tắt đèn), cảm biến từ trường ( ra khỏi phòng đèn tự tắt),cảm biến ánh sáng (điều hòa) ….

Cảm biến cho điều hòa

+ Trong sản xuất công nghiệp thì thiết bị cảm biến chủ yếu để ngắt dòng điện khi quá tải, nóng hoặc bị ẩm để bảo vệ thiết bị điện an toàn.

Cảm biến trong công nghiệp

+ Trong tự động hóa, cảm biến có vai trò quan trọng trong quá trình nói riêng và trong các hệ thống điều khiển tự động nói chung. Cụ thể: cảm biến là thiết bị có khả năng cảm nhận các tín hiệu điều khiển vào, ra; có vai trò đo đạc các giá trị; giới hạn cảm nhận với đại lượng vật lý cần đo.

Cảm biến áp suất IFM trong nhà máy bia

Tóm lại, sử dụng cảm biến ở trường hợp nào cũng đem lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng như tiết kiệm được chi phí, bảo vệ thiết bị điện an toàn, nâng cao tuổi thọ của chúng. Vậy mua cảm biến ở đâu?

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0905766627
0905766627